Báo cáo khí nhà kính
18/01/2024Dấu vết carbon
18/01/2024Mẫu Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Mẫu Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở theo Mẫu số 6 – Phụ lục II – Nghị định số 06/2022/NĐ-CP
- Các quy định pháp luật của Mẫu Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020. có hiệu lực từ ngày 01/01/2022;
- Căn cứ Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon;
- Căn cứ quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục. lĩnh vực cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính;
- Căn cứ ISO 14064-1:2018 – Khí nhà kính – Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức.
- Căn cứ quyết định số 2626/QĐ-BTNMT- Công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính
- Căn cứ Công văn số 1278/BĐKH-TTBVTOD của Bộ tài nguyên và Môi trường, Cục biến đổi khí hậu về việc “Công bố kết quả tính toán hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam năm 2021”
- Căn cứ cơ sở dữ liệu về hệ số phát thải của IPCC tại https://www.ipcc-nggip.iges.or.jp/EFDB/main.php
- Xác định phạm vi Mẫu Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
Tổ chức phải thiết lập phạm vi báo cáo, bao gồm việc nhận diện các nguồn phát thải/hấp thụ khí nhà kính trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến hoạt động của tổ chức.
Theo Quyết định 2626/QĐ-BTNMT năm 2022 công bố danh mục hệ số phát thải phục vụ kiểm kê khí nhà kính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, thì Báo cáo kiểm kê khí nhà kính được xác định theo Phạm vi 1 – Phát thải trực tiếp + Phạm vi 2 phát thải gián tiếp do sử dụng điện.
Phát thải trực tiếp: Phát thải KNK từ các nguồn KNK do tổ chức sở hữu hoặc kiểm soát
– Đốt tĩnh: hoạt động đốt nhiên liệu trong các thiết bị như nồi hơi, lò nung, lò sưởi, lò đốt, động cơ
– Đốt động: đốt cháy nhiên liệu trong giao thông vận tải, các thiết bị như ô tô, xe tải, xe bus, máy bay (thuộc sở hữu của tổ chức)
– Phát thải từ quá trình: Khí thải từ quá trình vật lý hoặc hóa học như CO2 từ nung trong sản xuất xi măng
– Phát thải rò rỉ:
– Quản lý, sử dụng đất
– Xử lý nước thải
– Xử lý rác thải
Phát thải gián tiếp: phát thải KNK từ hệ quả, vận hành của tổ chức, nhưng phát sinh từ các nguồn KNK không thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của tổ chức
– Phạm vi 2 (Scope 2): phát thải do sản xuất điện, hơi, năng lượng sử dụng tại tổ chức, các phát thải khác (hơi, nhiệt..)
3. File Mẫu Báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC TIÊU KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH
1.1 Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm kê khí nhà kính
1.2 Mục tiêu dự án
CHƯƠNG 2: THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC HIỆN KIỂM KÊ
2.1 Thông tin chung
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
2.3 Quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
2.4 Quy trình công nghệ xử lý nước thải và chất thải rắn
2.4.1 Hệ thống xử lý nước thải nhà máy
2.4.2 Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy
2.4.3 Quy trình xử lý chất thải rắn
CHƯƠNG 3: NGUỒN PHÁT THẢI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN
3.1 Các nguồn phát thải, bể hấp thụ khí nhà kính trong phạm vi của nhà máy
3.2 Các nguồn phát thải khí nhà kính trực tiếp
3.2.1 Phát thải từ tiêu thụ nhiên liệu
3.2.2 Phát thải từ quá trình công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm (IPPU):
3.2.3 Phát thải khí nhà kính từ một số nguồn trực tiếp khác
3.2.4 Hấp thụ khí nhà kính từ hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà máy
3.3 Các nguồn phát thải khí nhà kính gián tiếp
3.4 Hệ thống thông tin, dữ liệu về phát thải KNK của cơ sở
3.5 Phương pháp kiểm kê phát thải khí nhà kính
3.5.1. Phân tích và lựa chọn phương pháp luận cho từng nguồn phát thải khí nhà kính
3.5.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.6 Số liệu hoạt động liên quan đến phát thải khí nhà kính của cơ sở
3.6.1. Số liệu hoạt động phục vụ cho kiểm kê phát thải KNK từ tiêu thụ năng lượng
3.6.2. Số liệu về sử dụng môi chất lạnh ODS
3.6.3. Số liệu về sử dụng khí SF6 trong các thiết bị điện
3.6.4. Số liệu về sử dụng phân bón Urea, NPK
3.6.5. Số liệu về xử lý nước thải
3.6.6. Số liệu cây xanh trong khuôn viên Công ty
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
4.1 Ước tính phát thải KNK trực tiếp từ tiêu thụ nhiên liệu
4.2 Ước tính phát thải KNK trực tiếp từ quá trình công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm (IPPU)
4.2.1. Ước tính phát thải KNK trực tiếp từ việc sử dụng môi chất lạnh
4.2.2. Ước tính phát thải KNK trực tiếp từ sản xuất và sử dụng sản phẩm khác – Thiết bị điện
4.3 Ước tính phát thải KNK trực tiếp từ sử dụng bình chữa cháy CO2
4.4 Ước tính phát thải KNK trực tiếp từ xử lý chất thải
4.4.1 Phát thải CH4 từ nước thải
4.4.2 Phát thải N2O từ nước thải
4.5 Ước tính hấp thụ/phát thải KNK trực tiếp từ cây xanh và sử dụng phân bón
4.5.1 Hấp thụ KNK từ cây xanh
4.5.2 Phát thải KNK từ việc sử dụng phân bón
4.6 Ước tính phát thải KNK gián tiếp từ sử dụng điện
4.7 Tổng phát thải KNK cho năm 2022
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY, TÍNH ĐẦY ĐỦ VÀ ĐỘ KHÔNG CHẮC CHẮN
5.1 Đánh giá độ tin cậy và tính đầy đủ của kết quả kiểm kê
5.1.1 Đánh giá tính đầy đủ trong việc xác định các nguồn phát thải
5.1.2 Đánh giá độ tin cậy của kết quả kiểm kê
5.2 Đánh giá độ không chắc chắn
5.2.1 Đánh giá độ không chắc chắn về số liệu hoạt động
5.2.2 Đánh giá độ không chắn chắn về hệ số phát thải lựa chọn
5.2.3 Đánh giá độ không chắc chắn về kết quả kiểm kê khí nhà kính
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC